Trục in
1 Truyền hình ảnh lên giấy pigment:
1. Giấy pigment:
Giấy pigment là giấy phơi bản, là vật trung gian để truyền hình ảnh từ khuôn phim lên trục ống khuôn in.
Cấu tạo của giấy pigment:
Giấy pigment là loại giấy tương tự như giấy ảnh, không có thành phần gỗ, có tráng phủ lên một lớp gielatin có độ dày khoảng 50μ?m, được nhuộm một sắc tố (pigment) màu nâu đỏ tan trong nước, thường là oxit sắt 3 (Fe2O3).
Tính chất của giấy:
* Có độ bền cơ học cao, khả năng thấm nước đồng đều và trung tính về phương diện hóa học, có độ pH = 7.
* Yêu cầu độ bền cơ học cao vì giấy pigment có khuôn khổ tương đối lớn khoảng 100 – 130 cm.
* Giấy pigment được thấm dung dịch cảm quang bicromat trong vòng 3 phút sau đó được hong khô.
Các thông số kỹ thuật quan trọng của giấy pigment:
* Định lượng: 140g/m2.
* Độ dày: 0,15 mm.
* Độ bền co giãn ở độ ẩm tương đối của không khí là 50 – 70% và ở nhiệt độ 21độ C thì độ co giãn là 15%.
* Độ giãn ẩm đối với hướng dọc của tờ giấy là: 1,5%.
* Độ giãn ẩm đối với hướng ngang của tờ giấy là: 0,1%.
Sắc tố hoá màng gielatin:
Lớp đế sau khi được tráng màng gielatin được nhuộm sắc tố đỏ có vai trò như kính lọc. Khi được chiếu sáng sẽ ngăn cản tia có bước sóng ngắn, không cho tới giấy vì ánh sáng chiếu tới giấy thì không thể gia công bóc lớp giấy khi tiến hành hiện hình vì lớp gielatin sẽ bám chắc vào lớp đế giấy, màng gielatin bicromat chỉ nhạy sáng trong phạm vi bước sóng ngắn của phổ phát xạ của nguồn sáng.
Kích thước của hạt sắc tố tối đa là 5 micron (hạt Fe2O3), độ tinh khiết và độ đồng đều của sắc tố pigment có ảnh hướng đến độ phân giải. Giấy in lõm thường mỏng (kích thước hạt nhỏ)
Sắc tố pigment mịn và đồng đều thì giá trị về tông sáng của hình ảnh khi ăn mòn thể hiện được tính nhẵn bóng.
Chức năng của sắc tố giúp cho ta khi hiện hình trên bề mặt trục ống đồng nhìn rõ hơn, giữa lớp giấy và màng gielatin có lớp tiếp hợp để dễ tách, phù hợp với khi ta hiện hình bằng nước lạnh.
Khi sử dụng giấy pigment thì cố gắng bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 18- 20 độ C, độ ẩm rương đối = 55 – 65%, hàm lượng ẩm trong màng khoảng 10%
Sự nhạy sáng của giấy pigmen
Giấy pigment thường dùng chứa bicromat K 2Cr 2O7 hoặc Na 2Cr 2O7là các hợp chất nhạy sáng. Hiệu quả của độ nhạy sáng phụ thuộc vào nồng độ bicromat mà màng gelatin hấp thụ, nồng độ hấp thụ càng nhiều thì độ nhạy sáng càng cao,và tính chất nhạy sáng còn phụ thuộc vào độ pH
Thành phần chất nhạy sáng giấy pigment:
* H2O 800ml
* K2Cr2O7 35g
* NH3 1ml
b. Chiếu sáng:
Trình tự chiếu sáng giấy pigment đã nhạy sáng hóa tiến hành qua 2 bước:
1. Chiếu sáng lần thứ nhất qua khuôn phim tram.
2. Chiếu sáng lần thứ hai qua phim nửa tông dương.
Khuôn phim tram và khuôn phim nửa tông được đặt trong khung máy phơi. Trước khi phơi cần kiểm tra độ sạch, chống bụi và độ hút chân không của máy
Thời gian chiếu sáng giấy pigment phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
* Phụ thuộc vào độ nhạy sáng của giấy pigment gắn liền với 3 yếu tố:
+ Tính chất bicromat.
+ Nồng độ bicromat.
+ Thời gian ngâm trong dung dịch bicromat.
* Cường độ phát xạ của nguồn sáng (bước sóng của ánh sáng)
+ Công suất của đèn (2- 6kW).
+ Vùng bước sóng (từ 350 – 480 nm).
* Phụ thuộc vào hiệu số mật độ của phim dương bản nửa tông.
* Phụ thuộc vào khoảng cách giữa nguốn sáng và khung máy phơi.
2 Truyền hình ảnh từ giấy pigment lên trục ống đồng:
* Làm ẩm bề mặt trục ống đồng với nước – làm ẩm thể hiện tính dẫn nước tốt.
* Dán định vị giấy pigment vào trục ống bằng trục ép nén cao su tao cho bề mặt giấy ép dính vào bề mặt trục ống đồng để đuổi dần hết bọt không khí và nước dư trên bề mặt ống. Khi in chồng màu việc dán và truyền giấy pigment lên trục ống ở độ chính xác cao nhất
3 Hiện hình:
Thao tác hiện hình như sau:
Nước dùng đê hiện hình thường dùng ở nhiệt độ 25 – 35 độ C.
Tách lớp giấy đế của giấy pigment ra khỏi bề mặt trục ống đồng. Khi tách không được để xây xước trên bề mặt gielatin.
Để rửa lớp gielatin có bề mặt cô cứng dùng nước có nhiệt độ 40 – 45 độ C và cho trục quay với tốc độ dưới 20 vòng/phút.
Sau khi rửa xong dùng nước lạnh rửa lại lần cuối cùng, tiến hành ở nhiệt độ phòng. Sấy khô lớp màng gielatin sẽ tạo nên độ cao thấp trên bề mặt trục ống.
Cuối cùng dội lên dung dịch cồn 50%, ở lần dội thứ 2 dùng dung dịch cồn 75% (khi gielatin gặp cồn nó rắn lại do đó giấy cho tốc độ khô nhanh hơn).
4. Ăn mòn trục ống đồng:
Trong quá trình ăn mòn, axít thâm nhập qua lớp cản tới đồng. Khi axít tiếp xúc bề mặt của trục ống, nó hoà tan một phần của kim loại đồng. Tại vùng tông sáng của lớp cản thì dày bởi vậy cho phép lượng nhỏ axít tiếp xúc với trục ống. Do đó những lỗ ở tông sáng thường nông. Tại những vùng có tông tối, lớp cản mỏng, do vậy cho phép một lượng lớn axít thâm nhập tới lớp đồng. Và kết quả là các lỗ vùng tông tối thường sâu.
Kết quả là ở vùng tông sáng thì bị ăn mòn nông hơn so với vùng tông tối trên bề mặt trục ống đồng. Trước khi ăn mòn trục ống đồng phải tiến hành sửa lỗi ở những vùng in bằng hỗn hợp lắc asphalt với mực in lõm. Phải xoa phủ kín những vùng phần tử không in
Ăn mòn bằng FeCl3: FeCl3 là muối trung tính, thủy phân trong môi trường nước có phản ứng như một axít.
Sự thủy phân được mô tả như sau:
Fe3+ + HOH -> Fe(OH)2+ + H+
Fe3+ + 3HOH -> Fe(OH)3 + 3H+
FeCl3 + Cu -> 2FeCl2 + CuCl2
2Fe3+ + 2e -> 2Fe2+
Cu0 – 2e -> Cu2+
Nồng độ dung dịch FeCl3 thường dùng ở 33,4 độ Bome (Be) tương đương 1,3 tỷ trọng ở 20 độ C.
Dung dịch FeCl3 khuyếch tán trong dung dịch gielatin khi ăn mòn thường ở nồng độ 20oC và 21oBe. Sau cùng là bóc hết màng gielatin và hoàn thành trục in ống đồng .